Những điều cần lưu ý khi du học Anh

A.    Chuẩn bị cho chương trình du học của mình

Các chi phí thông thường

1. Chi phí sinh hoạt dự kiến trong 1 tháng học tập tại Anh(Đơn vị tính: GBP)

Nội dung chi phí

London

Các khu vực khác

Thuê nhà

£580 -£650

£400 – £600

Đồ ăn

£230 – £280

£200 – £250

Chi phí sinh hoạt cá nhân ( tiền điện thoại, giặt là, mua đồ dùng….)

£220 – £270

£200 – £250

Đi lại

£100

£50

Tài liệu học tập

£40

£40

Tổng cộng

£1170 – £1340

£890 – £1190

=>Chi phí sinh hoạt 1 năm tại Anh khoảng £11.000- £12.000 ( ở London) và khoảng £9.000 – £11.000 ( khu vực khác).

Tại Anh có rất nhiều chương trình giảm giá đặc biệt dành cho sinh viên  tại hầu hết các cửa hàng, rạp hát, rạp chiếu phim, viện bảo tàng, vé xe buýt, vé tàu điện. Các bạn học sinh hãy liên hệ với hội sinh viên Việt Nam tại Anh để có thông tin chi tiết.

2. Địa chỉ tin cậy bạn nên biết khi ở Anh

 Đại sứ quán Việt Nam tại Anh

12-14 Victoria Road, London W8 5RD

Tel:  0870 005 6985    –    Fax:  020 7937 6108

B. Chuẩn bị cho chuyến đi của bản thân

Bạn sẽ nhận thấy chuyến đi và cuộc sống của bạn tại Anh dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều nếu bạn có sự chuẩn bị tốt và đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần.

I.      Giấy tờ thiết yếu

  1.  Hộ chiếu có visa (kiểm tra dấu nổi trên visa)
  2. Vé máy bay
  3. Thư mời học từ trường
  4. Kết quả khám sức khỏe (nếu có), kết quả chụp X – quang.
  5. 1 bộ hồ sơ dịch công chứng về kết quả học tập gần nhất của bạn tại Việt Nam
  6. Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính.
  7. Sổ bảo hiểm ( nếu có).
  8. 10 ảnh 4×6 và 10 ảnh 3×4 để dùng khi cần đến.
  9. Địa chỉ trường học của bạn, nơi bạn ở kèm theo số điện thoại
  10. Số điện thoại khẩn 24/24 mà trường cung cấp, số điện thoại người thân tại Việt Nam.
  11. Tiền đi đường: không nên mang quá nhiều tiền, nên mang trong khoảng 500 tới 1.000 bảng (nên có tiền lẻ, giá trị nhỏ), học sinh nên mở thẻ debit card từ Việt Nam để đảm bảo an tòan.

Bạn phải chắc rằng những giấy tờ này đã nằm trong túi xách tay theo người của bạn.

II. Quần áo và đồ dùng cá nhân

  1. Áo ấm, tất ấm, khăn quàng cổ, mũ đội (nhiệt độ TB tại Anh từ 20C – 100C vào mùa đông)
  2. Áo phông, áo sơ mi, quần bò, (nhiệt độ TB tại Anh từ 230C – 280C vào mùa hè).
  3. Giày thể thao.
  4. Nồi cơm điện nhỏ (nếu bạn định thuê nhà ở bên ngoài hoặc có thể sang đó mua với giá 15 bảng)
  5. Giắc 3 chạc (chạc vuông vì bên Anh chỉ dùng ổ điện ba lỗ), máy sấy.
  6. Bàn chải đánh răng, kem đánh răng.
  7. Dầu gội đầu, dầu xả, sữa tắm (phải để hành lý gửi)
  8. Ô che mưa, áo mưa.
  9. Một số loại trà uống bạn yêu thích
  10. Thuốc chữa bệnh thông thường: panadol, decogen, cao dán, dầu gió …..(thuốc nên để nguyên vỏ hộp hoặc có đơn thuốc đi kèm với những loại thuốc chữa bệnh).
  11. Mì ăn liền, một số đồ hộp, ruốc, gói canh chua, gói gia vị.
  12.  Album ảnh gia đình và bạn thân
  13. Đĩa CD nhạc Việt Nam bạn yêu thích, máy nghe nhạc
  14. Một số tạp chí Việt Nam bạn yêu thích
  15. Một số quà Việt Nam để có thể tặng chủ nhà hoặc người quen.
  16. Số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ thư của người thân, bạn thân.

III. Đồ dùng học tập

  1.  Vở viết
  2. Các loại đồ dùng học tập khác như: bút viết, bút chì, thước kẻ, compa, tẩy, gọt bút chì, bút màu, máy tính cá nhân, …..
  3. Một số sách toán, lý, hóa PTTH thông thường, (dành cho học sinh học A level).
  4. Sách công thức Toán  rút gọn (bỏ túi)
  5. Một số sách ngữ pháp tiếng Anh (viết bằng tiếng Việt dành cho hs yếu tiếng Anh).
  6. Kim từ điển
  7. Từ điển Anh Việt, Việt Anh, Anh Anh
  8. Ba lô đi học (to, nhiều ngăn)
  9. Máy tính xách tay (hoặc có thể mua tại Anh).

IV. Tiền tiêu

Bạn nên mang theo tiền bảng Anh (theo quy định của Việt Nam bạn được mang theo không quá USD 7,000 theo người). Tuy nhiên không nên mang quá nhiều tiền mặt theo để đảm bảo an toàn, học sinh có thể chuẩn bị từ 500 bảng tới 1,000 bảng mang theo.

  • Thẻ visa card hoặc master card (nếu đã có tại Việt Nam).
  • Học sinh nên đăng ký mở thẻ tại Anh, thủ tục này mất từ 2 tới 3 tuần sau khi đăng ký nhập học.

C. Trên máy bay

1. Bạn sẽ mất khoảng từ 10 – 14 tiếng trên máy bay để đến Anh, ngoài ra bạn sẽ mất khoảng từ 2 – 6 tiếng transit tại các sân bay. Nên mang theo áo khóac khi lên máy bay.

2.Khi transit tại các sân bay khác bạn nên chú ý một số điểm sau.

Các sân bay quốc tế mà bạn sẽ transit như sân bay Honkong, sân bay Singapore…. là những sân bay rất lớn (gấp hơn nhiều lần so với sân bay Nội Bài Việt Nam). Một ngày có hàng trăm chuyến bay khác nhau, và có rất nhiều cửa ra máy bay (gate) khác nhau. Mỗi chuyến bay đều có quy định cửa riêng biệt, vì vậy bạn hãy chú ý đến cửa mà mình cần đi. Tuy nhiên cũng có những chuyến máy bay mà bạn chỉ phải đổi máy bay khi transit thôi, và như vậy bạn hãy đi theo sự hướng dẫn của các tiếp viên hàng không.

Trong trường hợp bạn không rõ ràng lắm về việc chuyển máy bay, bạn nên hỏi càng sớm càng tốt tại các quầy Information Center tại sân bay.

Thời gian chuyển chuyến bay thường khoảng 2 tiếng, vì vậy bạn nên tập trung cho việc này, đừng lãng phí thời gian vào bất cứ việc gì khác.

Ngôn ngữ được sử dụng tại các sân bay quốc tế là tiếng Anh và tiếng nước sở tại vì vậy bạn cũng nên nhớ số hiệu chuyến bay của mình bằng tiếng Anh, để bạn có thể nghe dễ dàng số hiệu chuyến bay của mình qua loa phóng thanh.

D. Đến Anh

1. Thủ tục nhập cảnh tại Anh Quốc

Ở trên máy bay, khi máy bay sắp hạ cánh xuống sân bay ở UK thì bạn được nhân viên của hãng máy bay sẽ phát cho bạn một thẻ khai nhập cảnh (landing card). Bạn nên đọc kĩ và khai luôn trên máy bay để tiết kiệm thời gian.

Xuống sân bay bạn sẽ đi theo hướng chỉ dẫn để vào khu kiểm tra hộ chiếu nhập cảnh. Bạn sẽ xếp vào hàng dành cho những người không thuộc quốc tịch trong Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Area – EEA).

Bạn xuất trình các giấy tờ: + Thư mời gốc của trường

+ Hộ chiếu còn hiệu lực có đính kèm visa

Nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của bạn ghi rõ ngày nhập cảnh. Trong một số trường hợp, thường là lần nhập cảnh đầu tiên, nhân viên hải quan sẽ yêu cầu bạn khám sức khỏe tại phòng khám ngay tại sân bay (Health control), nhân viên của bộ phận này sẽ phỏng vấn và kiểm tra phiếu khám sức khỏe của bạn đồng thời họ sẽ thu lại phiếu khám sức khỏe đó.

Sau khi đã được đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu, bạn coi như là dân cư của Anh Quốc và sẽ được quyền sống tại UK cho đến khi visa của bạn hết hạn.

Sau khi các thủ tục nhập cảnh thì bạn phải qua kiểm tra hải quan.

Tổng thời gian từ khi bạn hạ cánh xuống sân bay tới khi hết các thủ tục, nếu không có trục chặc gì thì mất khoảng từ 45 – 60 phút.

2. Từ sân bay về nơi ở.

Bạn sẽ được xe của nhà trường ra đón tại sân bay. Người đón bạn sẽ cầm biển có tên bạn, hoặc có tên của trường. Bạn đến thẳng chỗ người đứng đón và yêu cầu họ cho xem thẻ. Người đón sẽ giúp bạn đưa hành lý của bạn ra xe, và đưa bạn về thẳng kí túc xá hoặc nhà homestay.

3. Những ngày đầu tại Anh

Bạn sẽ cảm thấy nhớ nhà và thấy mọi thứ đều xa lạ với mình, bạn nên vượt qua mọi nỗi lo lắng và buồn phiền bằng cách nghe nhạc, đi thăm quan xung quanh, gặp gỡ và trò chuyện với các sinh viên trong trường, cùng khu cư xá … chắc chắn bạn sẽ hòa nhập đựợc với môi trường và cuộc sống mới rất nhanh.

4. An ninh tại Anh

Ở một vài thành phố tại Anh bạn phải đề phòng những kẻ móc túi. Bạn nên giữ tiền trong một túi nhỏ ở trong người, bạn không nên để tiền ở túi quần sau, hay ở túi ngoài của áo khoác. Nếu bạn phải cởi áo khoác và để treo ở một nơi nào đó thì bạn nên lấy ví tiền ra khỏi túi áo trong của áo khoác. Bạn đừng bao giờ để túi xách tay, cặp hay ba lô của mình ở một nơi nào trong tình trạng vô chủ dù là chỉ vài phút. Một lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên mang theo một ít tiền tiêu vặt đủ dùng trong ngày.

Bạn không nên để va li hành lí của mình tại phòng chờ, sân ga …. để chạy đi đâu đó dù chỉ là trong chốc lát. Nếu không thể, bạn nên mang theo những đồ có giá trị như camera, máy tính xách tay, radios và bạn nên ghi rõ lại số seri của các loại này.

Học sinh tại Anh rất hay dùng điện thoại di động, tuy nhiên điện thoại di động cũng là một trong các mục tiêu của những kẻ móc túi. Bạn không nên sử dụng điện thoại nơi đông người, và nếu trong trường hợp bạn bị mất điện thoại bạn nên thông báo với hệ thống điều hành mạng và cảnh sát.

Thông thường ở Anh ngoài đường buổi tối rất vắng vẻ, một lời khuyên cho bạn là nếu định đi ra ngoài đường vào lúc trời tối muộn, nên đi theo nhóm hoặc gọi taxi.

Số điện thoại để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp (cảnh sát, hỏa hoạn, cấp cứu): 999

5. Việc đi lại tại Anh Quốc

 Đi lại trong London

 Bằng tàu điện ngầm: Đi tàu điện ngầm là cách đi nhanh nhất và phổ biến nhất tại London, tàu điện ngầm thường chạy từ 5:30 sáng đến 12 giờ đêm, trừ những ngày lễ và chủ nhật có thể giờ chạy sẽ khác. Các đường tàu điện khác nhau được phân biệt bằng các màu khác nhau trên bản đồ tàu điện ngầm. Các bản đồ này bạn có thể lấy miễn phí tại các ga hay các trung tâm du lịch. Nếu bạn chưa có vé tuần, tháng, thì bạn phải mua vé trước khi lên tàu tại quầy bán vé, máy bán vé tự động tại ga hay các đại lý thông tin.

Hệ thống tàu điện ngầm của London chia London ra làm 6 vùng (6 zones), Zone 1 là zone trung tâm, rồi tiếp đến là zone 2, zone 3 …. đến cuối cùng là zone 6. Một vé đơn đi một lần hiện tại giá 2 bảng trong nội bộ zone 1 và nếu bạn mua vé đơn cho cả 6 zones sẽ là 3.80 bảng.

Nếu bạn đi lại nhiều và thường xuyên (2 lần trong ngày) bằng tàu điện ngầm, xe buýt, và các tàu khác trong London thì bạn nên mua vé ngày, vé cuối tuần, vé tháng gọi chung là travel card. Điều này sẽ tiết kiệm cho những ai đi nhiều nơi và bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Ngoài ra, nếu bạn ở nơi khác muốn lên London chơi trong vài ngày, bạn có thể mua một thẻ Day travel card, thẻ này cho phép bạn có thể dùng nhiều phương tiện (tàu lửa, tàu điện ngầm, xe buýt), đi lại nhiều nơi (zone 1- zone6) trong ngày tại London. Giá của một thẻ là 7.50 bảng.

Để mua được vé tuần và vé tháng thì bạn cần phải có thẻ Photocard. Bạn phải lấy mẫu đơn xin làm thẻ này tại trường, và xin chữ kí xác nhận bạn là sinh viên của trường. Bạn sẽ được giảm 30% khi mua vé tuần, tháng nếu bạn là học sinh, sinh viên

Ghi chú:          + Tàu điện ngầm nhanh nhưng đắt, nếu bạn ở trong zone 1 thì tốt nhất bạn đi bộ hoặc đi xe đạp vì zone 1 không rộng lắm. Còn nếu bạn ở zone 2 hoặc 3 thì bạn nên đi xe buýt rẻ hơn nhiều.

+ Nếu bạn đi theo nhóm lớn 10 người thì bạn nên mua vé nhóm thì rẻ hơn nhiều cho bạn.

+ Nếu bạn đi chơi hai ngày thứ 7 và chủ nhật thì nên mua vé cuối tuần (weekend ticket) vì sẽ tiết kiệm cho bạn hơn nhiều thay vì bạn mua hai vé ngày.

Xe buýt: Xe buýt thường chậm hơn nhiều so với tàu điện ngầm, và hay bị tắc nghẽn giao thông. Phần lớn các bến xe buýt là bến yêu cầu dừng (request stop), tức là bạn phải đưa tay vẫy thì xe mới dừng lại. Vé xe buýt có thể mua ngay trên xe nếu bạn đi một lần. Vé đơn cho 1 lần đi trong zone 1 là 1 bảng, ngoài zone 1 giá vé là 70 pence. Nếu mua 6 cái vé đơn (gọi là savers) tại các news agent thì giá vé rẻ hơn thường là 3.90 bảng và chúng có thể sử dụng cho tất cả các zones. Loại này phù hợp với những người đi lại ít thường 1 lần hoặc 2 lần trong ngày và mỗi lần đi là đi đường dài. Nếu bạn thường xuyên phải sử dụng xe buýt bạn nên mua vé tuần, vé tháng tại các đại lý thông tin, ga tàu điện ngầm, quầy bán vé tự động.

Ghi chú:         Nếu bạn đi xe buýt bạn sẽ có điều kiện ngắm cảnh tốt, tuy nhiên lại mất rất nhiều thời gian. Vậy nên nếu bạn có thời gian bạn nên đi bus dạo quanh London để có cái nhìn thực tế về London thay vì đi tàu điện ngầm. Mặt khác đi xe buýt rẻ hơn gần 3 lần so với tàu điện ngầm.

Taxi: Taxi là phương tiện đắt nhất để đi lại tại London. Bạn hãy chỉ nên đi taxi nếu như bạn đi cùng với 1 vài người khác vì như vậy bạn có thể chia xẻ chi phí. Bạn cũng nên chú ý rằng sau 8h tối giá taxi sẽ đắt hơn. Khi bắt taxi bạn không nên đi xe của những cá nhân không đăng kí. Cần bắt những xe có chữ taxi trên đỉnh xe.

 Đi lại trong các thành phố khác

 Đi lại bằng xe buýt đường dài (coach): Đi lại bằng coach là cách thức rẻ nhất để đi các nơi trong UK. Tại Anh có hãng National Express là hãng xe coach lớn nhất phục vụ hơn 1200 điểm đến khác nhau. Bạn nên đặt vé trước chuyến đi.

Bạn nên làm thẻ coachcard, thẻ này áp dụng cho những ai từ 16 đến 25 tuổi và cho tất cả các sinh viên chính quy (full time students). Một thẻ này có giá là 10 bảng và sử dụng trong 1 năm, hoặc loại thẻ 3 năm có giá 19 bảng. Với thẻ này bạn được giảm giá 30% cho tất cả các chuyến đi trong UK khi bạn mua vé coach.

Ngoài ra ở hãng National Express có những vé đi không hạn chế trong Britain trong một khoảng thời gian cố định, ví dụ như đi bất cứ đâu trong 2 ngày với giá 39 bảng, hay trong 15 ngày với giá 160 bảng.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây: http://www.nationalexpress.com/coach/index.cfm

 Megabus: Đây là loại xe buýt đặc biệt rẻ và rất được ưa chuộng bởi sinh viên. Tuy nhiên số tuyến của Megabus lại rất hạn chế. Giá vé của megabus là 1 bảng cho vé đơn nếu bạn đặt trước qua internet, và là 3 bảng nếu bạn mua tại trên xe. Tuy nhiên trước hết bạn nên kiểm tra tuyến xem nơi bạn cần đến có megabus chạy tới đó không.

 Đi lại bằng tàu hỏa: Đi bằng tàu hỏa giữa các thành phố ở UK là cách thức nhanh và tiện. Tuy nhiên sẽ đắt hơn so với việc bạn đi xe coach. Nếu như bạn phải đi lại nhiều bằng tàu hỏa bạn nên mua thẻ Young Person Railcards. Thẻ này áp dụng đối với những người từ 16 – 25 tuổi và cho tất cả các sinh viên chính quy với giá 18 bảng / 1 năm. Với thẻ này bạn sẽ được giảm 1/3 khi mua vé.

Trong trường hợp bạn không có thẻ Young person card thì bạn nên đặt vé càng sớm càng tốt. Khi đặt vé bạn nên yêu cầu nhân viên bán vé tư vấn cho bạn xem đi như thế nào để rẻ nhất cho bạn, họ rất nhiệt tình giúp bạn.

Khi mua vé tàu lửa, để tiết kiệm chi phí bạn nên tránh mua vé nóng (ra ga mua rồi đi luôn) mà nên đặt vé trước tại nhà, như vậy chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều (để làm được điều này bạn cần phải có thẻ ngân hàng). Ví dụ, một vé nóng lên London có giá 45 bảng, nếu bạn đặt trước tại nhà thì chỉ mất 15 bảng (chưa có railcard)

Trang web để đặt vé: http://www.nationalexpress.com/coach/index.cfm

Hoặc: http://www.thetrainline.com/buytickets/

Xe đạp: Xe đạp là phương tiện đi lại khá thuận tiện và tiết kiệm. Hơn nữa, bạn đi xe đạp sẽ có điều kiện để ngắm cảnh một cách tuyệt vời. Bạn thích dừng ở đâu bạn có thể dừng tại đó và khóa lại để thăm thú ở nơi đó khi bạn muốn. Nếu bạn muốn đem xe đạp đến các tỉnh thành khác thì bạn cũng có thể đem được khi bạn đi xe coach hoặc tàu và bạn không phải trả chi phí cho vận chuyển.

Bạn nên có một bản đồ đi xe đạp ở London hay ở bất kì thành phố nào khác, bản đồ đó bạn có thể lấy miễn phí tại các hiệu bán xe đạp khi đi mua xe hoặc xin qua internet.

Nếu bạn muốn mua một cái xe đạp secondhand bạn có thể mua thông qua các tờ báo địa phương trên đó có quảng cáo về xe đạp cũ. Bạn có thể mua một xe đạp tương đối với giá từ 20 – 60 bảng.

6. Việc làm tại Anh Quốc

Thông thường nếu bạn muốn làm việc tại Anh bạn cần phải có National Insurance Numbercard. Bạn cần có những giấy tờ sau để làm thủ tục xin National Insurance Numbercard:

+ Hộ chiếu (tối thiểu Visa của bạn phải có thời hạn 6 tháng)

+ Giấy giới thiệu của nơi bạn đến làm việc

+ Giấy tờ chứng nhận nơi ở của bạn ( 1 trong số các hóa đơn tiền điện, điện thoại, gas …

do bạn đứng tên hay giấy đăng kí thuê nhà).

Sau khi bạn có đầy đủ giấy tờ trên bạn cần có một cuộc hẹn với cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn ở, bạn sẽ có cuộc gặp nói chuyện với đại diện cơ quan có thẩm quyền về người lao động. Nếu được chấp thuận bạn sẽ nhận National Insurance Numbercard sau hai tuần kể từ ngày gặp mặt.

0978974277
LIÊN HỆ