Học sinh Phổ thông trung học trên thế giới học gì?


Tại Việt Nam, học sinh bắt buộc học 13 môn học tính điểm trong suốt 3 năm học phổ thông trung học từ lớp 10 đến lớp 12. Cuối năm lớp 12 học sinh sẽ tập trung ôn luyện kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc gia vào trung tầm tháng 6 và đầu tháng 7. Hệ thống giáo dục và phương pháp  học tập hoàn toàn khác biệt so với thế giới.


 



 


1. Tại Canada


 


Học sinh cần học 4 môn bắt buộc / 1 kỳ . Tổng là 8 môn bắt buộc / 1 năm. Ví dụ môn Khoa học “Science” được lựa chọn 1 trong ba môn Toán, Lý, Hóa chứ không phải học tất cả. Bên cạnh đó học sinh cũng học các môn xã hội học và có môn học lựa chọn tùy theo sở thích, nhu cầu. Học sinh Canada được xét tốt nghiệp từ điểm tổng kết của các môn học bắt buộc nên được giảm nhiều áp lực.


 


8 môn bắt buộc cho bậc PTTH của Canada là: Anh ngữ, Toán, Xã hội học, Khoa học, Giáo dục thể chất, các môn ứng dụng kỹ năng / Kinh doanh/ Nghệ thuật, Planning và Graduation Transition.


 


Tham khảo môn học:


 


  • Các môn áp dụng kỹ năng: Máy tự động, Dệt may, Nấu ăn, Xây dựng, Gia đình học


  • Giáo dục kinh doanh: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Máy tính, Quản lý dữ liệu


  • Nghệ thuật: Nhạc, Kịch nghệ, Biểu diễn


  • Nghệ thuật thị giác (Visual Art): Gốm, Kỹ thuật số, Truyền thông, Thiết kế Đồ họa..


 


2. Tại Vương quốc Anh


 


Từ lớp 8 đến lớp 11: học sinh sẽ học từ 8 đến 10 môn học. Kết thúc lớp 11, học sinh được 16 tuổi sẽ trải qua một kỳ thi tốt nghiệp dành cho khóa GCSE – Gereral Certificate of Secondary Education. (Học sinh Việt Nam hết lớp 10 đủ 16 tuổi vẫn được học A levels)


 


Lớp 12 và lớp 13 sinh viên theo học chương trình A level (Advance Level). Trong hai năm học A levels học sinh chỉ theo học 3 môn để chuẩn bị cho chương trình Đại học sau này. Không có môn học nào được đánh giá cao hoặc thiên vị trong quá trình tuyển sinh . Tuy nhiên vài trường đại học có yêu cầu bằng A levels cho một số môn cụ thể, chẳng hạn như ngành Dược hay Nha Khoa sẽ cần phải học những môn về Khoa học trong chương trình A levels.


 


Các môn A levels tập trung vào khoa học tự nhiên và xã hội cơ bản bao gồm: Toán và Toán nâng cao, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Modern Language có thể chọn một trong những ngôn ngữ như: Tiếng Đức, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cổ…


 


Học A level mang tính hàn lâm cao mặc dù học ba môn học nên nếu học sinh không có mục đích học tại các trường Đại học nghiên cứu hoặc Đại học Top đầu thì có thể chọn khóa BTEC hoặc HND để thay thế. Các chương trình này tập trung vào các môn học kỹ năng ứng dụng nhiều hơn.


 


3. Tại New Zealand


 


Lớp 9 và lớp 10: học sinh được học các môn cơ bản như: Anh ngữ, Xã hội học, Khoa học Thường Thức, Toán, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thủ công và Thể dục.


 


Lớp 11: Toán, Anh ngữ và Khoa học là môn chính. Học sinh sẽ học thêm các môn Nghệ thuật, Thương mại, Công nghệ và Ngôn ngữ


 


Lớp 12: Học sinh tập trung vào 6 môn học: Anh ngữ, Toán, nghệ thuật, Khoa học và Kinh tế học. Kết quả từ chứng chỉ năm lớp 12 được dung để lựa chọn các môn học lớp 13.


 


Lớp 13: Học sinh lựa chọn các môn học liên quan đến khóa học dự định tại trường Đại học, Cao đẳng. Không có môn học bắt buộc và học sinh được quyền lựa chọn đa dạng môn học


 


Chứng chỉ hoàn thành Chương trình học quốc gia gọi là NCEA.


 


4. Tại Australia (Úc)


 


Lớp 10: Toán, Anh ngữ, Khoa học là những môn bắt buộc có tính điểm, bên cạnh đó học sinh học thêm môn Thể thao (không tính điểm) và học thêm một số môn khác như Tin học, Thiết kế, Nấu ăn, Mỹ thuật, Kịch nghệ…


 


Lớp 11: Học sinh lựa chọn 6 môn học tùy theo ngành nghề lựa chọn ở Đại học.


 


Lớp 12: Học sinh bỏ 1 môn và chỉ còn phải học 5 môn, các môn này được tính điểm trong suốt năm học, kể cả điểm thi kiểm tra (trường ra đề) và thi cuối kỳ (bang ra đề)


 


Quy trình học lớp 11 và 12 của được gọi là Chứng chỉ Trung học: ví dụ VCE ở Victoria, HSC ở New South Wales


 


Khoảng giữa học kỳ hai của lớp 12 học sinh vào website của Ủy ban xét tuyển Đại học ở nơi mình đang sống để đăng ký các nguyện vọng xếp theo thứ tự từ 1 đến 10. Dựa trên điểm 5 môn học lớp 12, học sinh sẽ được xếp hạng (ATAR). Nếu nằm trong top 5% học sinh giỏi nhất năm đó sẽ được 95 điểm ATAR. Số điểm trên sẽ được gửi đến các trường Đại học mà học sinh đặt nguyện vọng để xét duyệt chỉ tiêu. Bạn nào đạt chỉ tiêu sẽ được nhận thư mời nhập học


 


5. Tại Mỹ – USA


 


Các trường PTTH Mỹ (từ lớp 9 đến lớp 12) thường chỉ yêu cầu học sinh học 5 môn bắt buộc


  • Khoa học tối thiểu học 3 năm: Sinh, Hóa Lý

  • Toán học tối thiểu 4 năm: Đại số, Hình học, Tiền Tích phân, Thống kê, Tích phân

  • Anh ngữ tối thiểu 4 năm: Văn học, Văn học cổ điển, Viết Luận, Ngôn ngữ giao tiếp

  • Khoa học xã hội tối thiểu 3 năm: Lịch sử, Kinh tế, Chính phủ

  • Giáo dục thể chất tối thiểu 1 năm: bên cạnh 1 môn bắt buộc thì học sinh có thể lựa chọn học về Máy tính, Thể thao, Xuất bản, Nghệ thuật biểu diễn, Ngoại ngữ..


 


Học sinh Mỹ thường Đọc bài trước khi đến lớp, đây là cách chuẩn bị bài từ trước để có thể thoải mái trình bày ý kiến và câu hỏi cá nhân, cũng tiết kiệm được thời gian học bài sau khi về nhà.


 


Tinh thần tự giác của học sinh là rất quan trọng, sự tự giác ấy đến từ việc tự đọc sách và tài liệu.


 


Khuyến khích tư duy phản biện, tập cách phản biện khi cảm thấy chưa phục với ý kiến của ai đó. Học sinh có thể chủ động nói ra những điểm đồng tình hoặc không đồng tình, mọi ý kiến đều được tôn trọng nhưng cần lịch sự và không xúc phạm cá nhân khác. 


Theo SSDH

0978974277
LIÊN HỆ